Nghiên cứu về cây phát sáng (LEP – Light Emitting Plant)

A, B: Hội thảo về cây phát sáng (LEP). C. Thảo luận về hợp tác nghiên cứu cây phát sáng. D. Tham quan công ty F1 (Sản xuất cây giống cấy mô tại Đà Lạt)

Hiện nay, nghiên cứu về tạo cây có khả năng tự phát sáng là một trong những vấn đề được quan tâm trong lĩnh vực công nghệ tế bào thực vật. Các quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước châu Âu. Một trong những mục đích chính của nghiên cứu này là giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng và tiết kiệm năng lượng bằng cách thay thế các hệ thống chiếu sáng truyền thống như đèn đường và đèn đọc sách bằng các cây trồng có khả năng phát sáng. Ngoài ra, các cây trồng này cũng được sản xuất nhằm phục vụ cho mục đích giải trí, trang trí và làm quà lưu niệm. Hiện nay, công ty LEP là một trong những đơn vị nghiên cứu dẫn đầu trên thế giới về lĩnh vực này. Đơn vị này muốn hợp tác nghiên cứu với Phòng Sinh học Phân tử và Chọn tạo giống cây trồng (Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên). Bên cạnh đó, GS.TS. Dương Tấn Nhựt còn phối hợp với Đại học Tsukuba (Nhật Bản), Viện Nghiên cứu Khoa học và kỹ thuật Nara (NAIST) và Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp (Đại học Osaka, Nhật Bản) để có những hợp tác trong thời gian sắp tới. Những hợp tác này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều bước tiến mới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghệ sinh học thực vật, đặc biệt trong việc tạo ra các loài cây có khả năng tự phát sáng, qua đó mở ra nhiều ứng dụng tiềm năng trong tương lai.

GS.TS. Dương Tấn Nhựt